TẦN SỐ BỘ ĐÀM LÀ GÌ? LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BỘ ĐÀM TẦN SỐ UHF VHF
- 15/01/2024
Khi xem các thông số kỹ thuật của bộ đàm, bạn sẽ thấy 2 loại dải tần số chính được sử dụng là UHF hoặc VHF. Đối với một số người mới bắt đầu sử dụng bộ đàm, thuật ngữ này còn khá mới. Vậy tần số bộ đàm UHF VHF là gì? Có lưu ý gì khi sử dụng tần số bộ đàm hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
1. Tần số bộ đàm là gì?
Tần số bộ đàm là loại dải tần số vô tuyến được sử dụng trong liên lạc bằng bộ đàm analog hoặc digital. Tần số bộ đàm phổ biến nhất hiện nay bao gồm 2 loại là UHF và VHF:
- Tần số VHF (very high frequency): dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 30 MHz tới 300 MHz.
- Tần số UHF (ultra-high frequency): dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 GHz.
Với bộ đàm thương mại, tần số VHF sử dụng dải tần 136 – 174 MHz, tần số UHF sử dụng dải tần 400 – 512 MHz. Còn dải tần 520 MHz được dùng cho công an, 900MHz dùng cho di động.
2. So sánh 2 loại tần số bộ đàm UHF và VHF
VHF | UHF | |
Dải tần số | 136 – 174 MHz | 400 – 512 MHz |
Khoảng cách truyền đi | xa hơn | gần hơn |
Khả năng xuyên qua vật cản | hạn chế hơn | tốt hơn |
Hao tổn năng lượng | ít hơn | nhiều hơn |
Do tính chất của tần số VHF nên bộ đàm VHF sẽ phát huy được hết tính năng khi sử dụng ở khu vực ít vật cản như ngoại thành, cảng biển, nông thôn,….Trong khi đó bộ đàm UHF do có khả năng xuyên qua vật cản tốt hơn nên thường được sử dụng trong khu vực nội thành đô thị, các tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng, rừng rậm,…
Tuy nhiên không phải tần số VHF không thể sử dụng tại khu vực nội thành vì thực tế vẫn có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị sử dụng loại tần số này trong thành phố. Chỉ là khi đó tần số VHF sẽ chịu hạn chế tùy vào vật liệu xây dựng của tòa nhà nơi sử dụng. Bạn nên nhờ tư vấn từ bộ phận kỹ thuật nơi cung cấp bộ đàm để đảm bảo khi đưa vào sử dụng thì thiết bị của bạn có thể liên lạc tốt.
3. Ưu nhược điểm của bộ đàm UHF và VHF
Ưu điểm
- Không phụ thuộc vào sóng điện thoại nên có thể sử dụng cả những nơi sóng yếu hay mất sóng.
- Không mất cước phí liên lạc từ các nhà mạng viễn thông
- Hoạt động ổn định trong phạm vi liên lạc nhất định, phù hợp sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, công trình xây dựng, nhà máy, nhà xưởng, du lịch, cứu hộ cứu nạn,….
Nhược điểm
- Bị giới hạn khoảng cách. Bộ đàm dùng;tần số UHF/VHF chỉ có thể liên lạc được tối đa trong khoảng 3-5km ở khu vực ngoại thành và ít vật cản, 1-3km trong khu vực đô thị nhiều vật cản.
- Phải đăng ký tần số;bộ đàm thì mới được coi là sử dụng hợp pháp. Trường hợp không đăng ký với Cục tần số mà vẫn;sử dụng bộ đàm sẽ dễ bị phạt.
- Khi cần mở rộng hệ thống lớn hơn với khoảng cách liên lạc xa hơn thì cần thêm các thiết bị hỗ trợ như anten và trạm chuyển tiếp tín hiệu. Khi đó doanh nghiệp sẽ tốn thêm nhiều chi phí lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị này.
Có thể bạn quan tâm: 2 cách giảm phí đăng ký tần số bộ đàm cho doanh nghiệp
4. Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm UHF/VHF
- Nên đăng ký tần số ở Cục tần số để đảm bảo không vi phạm luật sử dụng thiết bị vô tuyến điện.
- Để giảm thiểu chi phí đăng ký tần số;hoàn toàn có thể sử dụng bộ đàm digital với công nghệ DMR sẽ tiết kiệm được 50% chi phí.
- Mặc dù trên lý thuyết bộ đàm UHF/VHF có thể liên lạc lên đến 3-5km, bạn vẫn cần tư vấn từ đơn vị cung cấp thiết bị để đảm bảo đưa vào sử dụng sẽ chạy ổn định trong phạm vi liên lạc cần thiết.