Bộ đàm 4G và Điện thoại di động có gì khác nhau?
- 03/01/2024
Công nghệ sản xuất bộ đàm đã có những bước tiến lớn trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là khi dòng bộ đàm sử dụng SIM điện thoại ra đời đã giải quyết được nhược điểm giới hạn khoảng cách liên lạc của bộ đàm truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người dùng đặt ra những câu hỏi như “Vậy bộ đàm di động 4G với điện thoại di động có gì khác nhau? Nếu cùng sử dụng sóng di động, vậy thì mua điện thoại là được rồi cần gì mua bộ đàm?”.
Để giải đáp cho những câu hỏi trên, JBL sẽ phân tích cho các bạn rõ sự giống nhau và khác nhau của bộ đàm 4G và điện thoại di động. Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ có sự lựa chọn chính xác với nhu cầu của mình nhé!
1. Cơ chế hoạt động của bộ đàm di động 4G và điện thoại
Điểm khác nhau đầu tiên giữa điện thoại di động và bộ đàm 4G là nằm ở cơ chế hoạt động. Mặc dù cùng sử dụng sim 4G và sóng di động, tuy nhiên cơ chế hoạt động của bộ đàm 4G và điện thoại di động vẫn khác nhau hoàn toàn.
Bộ đàm di động 4G LTE vẫn giống như những chiếc bộ đàm khác hoạt động theo cơ chế bán song công, nghĩa là cùng một thời điểm chỉ có thể nghe hoặc nói. Trong khi đó, điện thoại di động là thiết bị hoạt động theo cơ chế song công, trong cùng một thời điểm hai bên đều có thể nói chuyện.
Cơ chế truyền nhận thông tin qua bộ đàm là chỉ cần ấn nút PTT, nói vào mic là giọng nói của bạn đã được truyền đến người nghe. Còn đối với điện thoại di động, bạn phải đợi đối phương nhận máy thì mới có thể bắt đầu cuộc hội thoại. Do đó, đối với những ngành nghề cần trao đổi nhanh chóng để phục vụ cho công việc như an ninh, bảo vệ, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, nhà xưởng,…thì nên sử dụng bộ đàm. Còn đối với các mục đích liên lạc thông thường thì bạn chỉ cần sử dụng điện thoại là đủ cho nhu cầu của mình rồi.
2. Khả năng chống nước, chống bụi, chống va đập
Một trong những tính năng rất quan trọng quyết định thiết bị điện tử đó có bền hay không chính nằm ở khả năng chống bụi, nước và chống va đập. Cùng một mức giá thì bộ đàm đã được trang bị đầy đủ các tính năng trên, tuy nhiên điện thoại thì không hẳn.
Để đo được thiết bị của bạn có thể chống bụi, nước và chống va đập hay không;thì phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn IP54 trở lên;và đạt tiêu chuẩn độ bền của quân đội Mỹ MIL-STD 810. Đa số các dòng bộ đàm 4G hiện nay đều có IP54-55 đến IP67 cùng tiêu chuẩn MIL-STD810,;trong khi đó cùng mức giá điện thoại di động lại không đạt đầy đủ các tiêu chuẩn này.
Đối với một số ngành nghề cần di chuyển nhiều ở bên ngoài như vận tải, du lịch, taxi,…;hay những khu vực hoạt động nhiều khói bụi như công trường, nhà máy, nhà xưởng,…;thì bạn nên sử dụng bộ đàm hơn là điện thoại.
3. Tuổi thọ của bộ đàm di động 4G và điện thoại
Tuổi thọ của thiết bị còn phụ thuộc khá nhiều vào cách người dùng sử dụng nó. Thông thường đối với bộ đàm chính hãng thì máy có thể hoạt động tốt trong vòng 3-5 năm thậm chí hơn thế nữa. Trong khi đó, đối với điện thoại thì tuổi thọ thiết bị thường rơi vào 2-3 năm, sau 3 năm chiếc điện thoại đó sẽ trở nên lỗi thời và không còn theo kịp công nghệ lúc bấy giờ nữa. Bạn có thể lựa chọn nâng cấp di động nếu cần những ứng dụng,;công nghệ mới nhất trong điện thoại. Còn nếu bạn chỉ sử dụng với mục đích liên lạc trong công việc;thì bộ đàm là giải pháp hợp lý hơn cả.
4. Tính năng
Tính năng của bộ đàm và điện thoại cũng khác nhau. Điện thoại là thiết bị công nghệ có nhiều ứng dụng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác nhau như;chụp ảnh, nhắn tin, gọi điện thoại, chơi trò chơi, ghi âm, lướt web, xem video,….Còn bộ đàm 4G thì chỉ trang bị những tính năng nghe gọi như bộ đàm thông thường,;tuy nhiên bộ đàm 4G cũng tích hợp sẵn tính năng GPS và ghi âm trong 72 giờ;rất thuận tiện cho người dùng trong công tác quản lý và điều hành.
5. Ứng dụng trong cuộc sống của bộ đàm 4G và điện thoại
Điện thoại hay bộ đàm đều là những thiết bị liên lạc quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Điện thoại di động là thiết bị liên lạc thường ngày;của tất cả mọi người trong thời đại 4.0 hiện nay. Trong khi đó, bộ đàm 4G thì độ phổ biến không cao bằng nhưng lại là thiết bị liên lạc;không thể thiếu của nhiều ngành nghề như an ninh, bảo vệ,;nhà hàng, khách sạn, công trình, nhà máy, du lịch,…..Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng;mà bạn có thể lựa chọn thiết bị phù hợp với mình.
6. Giá cả
Bộ đàm 4G tại Việt Nam hiện nay có mức giá khoảng 3 – 4 triệu VND/máy. Cùng một mức giá đó, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm một chiếc điện thoại di động,;tuy nhiên sẽ không thể đạt đến độ bền tốt như bộ đàm trong cùng phân khúc giá. Nếu doanh nghiệp của bạn cần một giải pháp liên lạc không giới hạn khoảng cách,;nhanh chóng tức thì mà lại kinh tế thì không nên bỏ qua bộ đàm 4G.